Trên thế giới có rất nhiều lễ hội đặc biệt diễn ra tại một số quốc gia, ví dụ như: Lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha; lễ hội ở Hàn Quốc; lễ hội ném nho ở Australia; lễ hội té nước Thái Lan,…Hôm nay trong chuyên mục Văn hóa Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lễ hội khỏa thân kỳ lạ nhất tại Nhật Bản.
Mỗi năm, ở Nhật có nhiều lễ hội khỏa thân được tổ chức nhưng Saidaiji Hadaka là độc đáo nhất. Lễ hội được diễn ra vào ngày thứ 7 lần thứ ba của tháng 2 hàng năm tại tỉnh Okayama thu hút hàng nghìn người tham dự, là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản.
Saidaiji Hadaka được coi là lễ hội khỏa thân nhưng trong lễ hội người tham gia không khỏa thân 100% mà vẫn mặc lên mình một chiếc khố trắng bé xíu chỉ đủ che phần nhạy cảm. Lễ hội khỏa thân kỳ lạ nhất tại Nhật Bản, thu hút sự hiếu kỳ và tò mò của hàng nghìn du khách tới tỉnh Okayama mỗi năm.
Khỏa thân nhưng vẫn mặc trên mình chiếc khố bé
Nghi lễ kỳ lạ và đặc biệt này có truyền thống rất lâu đời, từ 500 năm trước, và khởi nguồn ở ngôi đền Saidaiji. Ban đầu, những người tham gia tụ tập trước cổng đền, tranh nhau bắt một tấm bùa bằng giấy do vị đạo sĩ ném ra. Tuy nhiên, do chất liệu giấy dễ rách, hỏng, ngày nay, tấm bùa này được thay bằng một cây gậy bằng gỗ dài 20 cm gọi là shingi.
Đến Nhật vào thời gian này, các bạn sẽ phải choáng ngợp, ngạc nhiên thậm chí còn đỏ mặt khi nhìn hình ảnh hàng nghìn người đàn ông gần như khỏa thân cùng nhau dồn vào một đại sảnh lớn. Họ làm như thế với mục đích chờ để là người bắt một trong hai chiếc gậy may mắn sẽ được vị thầy tu trong ngôi chùa ở Okayama ném ra. Theo truyền thống Nhật Bản, người nào có cơ hội bắt được cây gậy thần, bỏ vào chiếc hộp gỗ (gọi là masu) chứa đầy gạo thì anh ta sẽ được may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.
Những người đàn ông gần như khỏa thân cùng nhau dồn vào một đại sảnh lớn
Lễ hội khỏa thân diễn ra vào đúng lúc nửa đêm trong vòng gần 500 năm nhưng từ năm 2010, người Nhật quyết định tổ chức lúc 10 giờ đêm để mọi người có thể sử dụng phương tiện công cộng về nhà sau đó.
Cứ mỗi lần lễ hội diễn ra lại có hàng ngàn người lấp đầy những chỗ trống trước khung cửa sổ cao 4m nơi nhà sư sẽ tung ra hai cây cậy may mắn. Trước đó, họ nhảy vào bể nước lạnh và uống sake để làm nóng cơ thể cũng như tinh thần của mình.
Vào lúc 10h ánh sáng được giảm hẳn nhưng không khí náo động vẫn lan tỏa. Cả đám đông đồng thanh hô to “Wasshoi! Wasshoi” trong khi cố gắng nuôi hy vọng giành được cây gậy quý báu. Chỉ hai người may mắn sẽ chụp lấy được “tấm bùa” của cả năm và nếu có ai giành được nó, những người xung quanh sẽ cố chạm vào người anh ta để hưởng chút may mắn đang lan tỏa.
Sau khi đã tìm được chủ nhân của hai chiếc gậy, mọi người lần lượt trở về trong trật tự. Một số tìm đến các căn lều để trị thương do chen lấn nhưng hầu như không có xô xát bởi người Nhật vốn rất lịch sự và hiền hòa. Lễ hội để lại một truyền thống được thừa hưởng từ nhiều đời của người Nhật Bản và minh chứng cho sự trường tồn đầy sức mạnh của văn hóa trên một quốc gia phát triển.
Đón xem các vấn đề khác về Nhật Bản tại Bảo Thịnh.
Hashtag : xuất khẩu Nhật Bản, Xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động nhật bản
Trên thế giới có rất nhiều lễ hội đặc biệt diễn ra tại một số quốc gia, ví dụ như: Lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha; lễ hội ở Hàn Quốc; lễ hội ném nho ở Australia; lễ hội té nước Thái Lan,…Hôm nay trong chuyên mục Văn hóa Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lễ hội khỏa thân kỳ lạ nhất tại Nhật Bản.
Mỗi năm, ở Nhật có nhiều lễ hội khỏa thân được tổ chức nhưng Saidaiji Hadaka là độc đáo nhất. Lễ hội được diễn ra vào ngày thứ 7 lần thứ ba của tháng 2 hàng năm tại tỉnh Okayama thu hút hàng nghìn người tham dự, là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản.
Saidaiji Hadaka được coi là lễ hội khỏa thân nhưng trong lễ hội người tham gia không khỏa thân 100% mà vẫn mặc lên mình một chiếc khố trắng bé xíu chỉ đủ che phần nhạy cảm. Lễ hội khỏa thân kỳ lạ nhất tại Nhật Bản, thu hút sự hiếu kỳ và tò mò của hàng nghìn du khách tới tỉnh Okayama mỗi năm.
Khỏa thân nhưng vẫn mặc trên mình chiếc khố bé
Nghi lễ kỳ lạ và đặc biệt này có truyền thống rất lâu đời, từ 500 năm trước, và khởi nguồn ở ngôi đền Saidaiji. Ban đầu, những người tham gia tụ tập trước cổng đền, tranh nhau bắt một tấm bùa bằng giấy do vị đạo sĩ ném ra. Tuy nhiên, do chất liệu giấy dễ rách, hỏng, ngày nay, tấm bùa này được thay bằng một cây gậy bằng gỗ dài 20 cm gọi là shingi.
Đến Nhật vào thời gian này, các bạn sẽ phải choáng ngợp, ngạc nhiên thậm chí còn đỏ mặt khi nhìn hình ảnh hàng nghìn người đàn ông gần như khỏa thân cùng nhau dồn vào một đại sảnh lớn. Họ làm như thế với mục đích chờ để là người bắt một trong hai chiếc gậy may mắn sẽ được vị thầy tu trong ngôi chùa ở Okayama ném ra. Theo truyền thống Nhật Bản, người nào có cơ hội bắt được cây gậy thần, bỏ vào chiếc hộp gỗ (gọi là masu) chứa đầy gạo thì anh ta sẽ được may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.
Những người đàn ông gần như khỏa thân cùng nhau dồn vào một đại sảnh lớn
Lễ hội khỏa thân diễn ra vào đúng lúc nửa đêm trong vòng gần 500 năm nhưng từ năm 2010, người Nhật quyết định tổ chức lúc 10 giờ đêm để mọi người có thể sử dụng phương tiện công cộng về nhà sau đó.
Cứ mỗi lần lễ hội diễn ra lại có hàng ngàn người lấp đầy những chỗ trống trước khung cửa sổ cao 4m nơi nhà sư sẽ tung ra hai cây cậy may mắn. Trước đó, họ nhảy vào bể nước lạnh và uống sake để làm nóng cơ thể cũng như tinh thần của mình.
Vào lúc 10h ánh sáng được giảm hẳn nhưng không khí náo động vẫn lan tỏa. Cả đám đông đồng thanh hô to “Wasshoi! Wasshoi” trong khi cố gắng nuôi hy vọng giành được cây gậy quý báu. Chỉ hai người may mắn sẽ chụp lấy được “tấm bùa” của cả năm và nếu có ai giành được nó, những người xung quanh sẽ cố chạm vào người anh ta để hưởng chút may mắn đang lan tỏa.
Sau khi đã tìm được chủ nhân của hai chiếc gậy, mọi người lần lượt trở về trong trật tự. Một số tìm đến các căn lều để trị thương do chen lấn nhưng hầu như không có xô xát bởi người Nhật vốn rất lịch sự và hiền hòa. Lễ hội để lại một truyền thống được thừa hưởng từ nhiều đời của người Nhật Bản và minh chứng cho sự trường tồn đầy sức mạnh của văn hóa trên một quốc gia phát triển.
Đón xem các vấn đề khác về Nhật Bản tại Bảo Thịnh.
Hashtag : xuất khẩu Nhật Bản, Xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động nhật bản