Bản ghi nhớ có nhiều điểm mới như mở rộng độ tuổi tuyển chọn từ 18-30 tuổi, tăng chi phí hỗ trợ tiền ký túc xá trong thời gian đào tạo tại Việt Nam, bổ sung tiền nhà tại Nhật Bản cho thực tập sinh không vượt quá 15% tiền lương cơ bản…
Ngày 20-6, Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) ký bản ghi nhớ về chương trình phái cử - tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
Trong chương trình, thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản về nước đúng thời hạn nhận khoản tiền khuyến khích phát triển sự nghiệp tại Việt Nam với các mức 600.000 yen (100 triệu đồng) cho 3 năm thực tập hoặc 1 triệu yen (180 triệu đồng) cho 5 năm thực tập.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Trung tâm lao động ngoài nước và IM Japan đã hợp tác đưa 7.734 học sinh, sinh viên, thanh niên thuộc 81 huyện nghèo, bãi ngang, ven biển, hải đảo sang Nhật Bản. Hiện có khoảng 6.000 thực tập sinh đang đảm nhiệm các công việc liên quan đến kỹ thuật.
Bộ trưởng Dung cho hay thực tập sinh trẻ được tạo điều kiện miễn phí đào tạo, tiền ăn học. Từ chuyến đi tới Nhật Bản, ông Dung đánh giá các nghiệp đoàn, doanh nghiệp đã chăm lo tốt nơi ăn, chốn ở, công việc tại công xưởng, doanh nghiệp lớn cho thanh niên Việt Nam.
Theo chính sách chung của Nhà nước và chương trình IM Japan, các thực tập sinh được hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thưởng lễ Tết, tổ chức sinh nhật…
"Các doanh nghiệp, nghiệp đoàn còn tạo điều kiện cho các em có nguồn thu nhập", ông Dung cho hay.
Qua nắm bắt sơ bộ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay nhiều thực tập sinh về nước đã thành công trong việc mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp phát triển kinh tế địa phương, truyền lửa cho các bạn khác tiếp tục thực tập và làm việc tại nước ngoài.
Bộ trưởng Dung cũng cho biết thời gian tới Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ ký với IM Japan chương trình mới với "số lượng nhiều hơn, yêu cầu cao hơn nhưng tinh thần là theo hướng phi lợi nhuận, tất cả vì thanh niên".
Bộ trưởng mong muốn bản ghi nhớ sẽ có hiệu quả, tạo điều kiện để người lao động Việt Nam sinh sống, phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản.
Bản ghi nhớ có nhiều điểm mới như mở rộng độ tuổi tuyển chọn từ 18-30 tuổi, tăng chi phí hỗ trợ tiền ký túc xá trong thời gian đào tạo tại Việt Nam, bổ sung tiền nhà tại Nhật Bản cho thực tập sinh không vượt quá 15% tiền lương cơ bản…
Ngày 20-6, Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) ký bản ghi nhớ về chương trình phái cử - tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
Trong chương trình, thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản về nước đúng thời hạn nhận khoản tiền khuyến khích phát triển sự nghiệp tại Việt Nam với các mức 600.000 yen (100 triệu đồng) cho 3 năm thực tập hoặc 1 triệu yen (180 triệu đồng) cho 5 năm thực tập.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Trung tâm lao động ngoài nước và IM Japan đã hợp tác đưa 7.734 học sinh, sinh viên, thanh niên thuộc 81 huyện nghèo, bãi ngang, ven biển, hải đảo sang Nhật Bản. Hiện có khoảng 6.000 thực tập sinh đang đảm nhiệm các công việc liên quan đến kỹ thuật.
Bộ trưởng Dung cho hay thực tập sinh trẻ được tạo điều kiện miễn phí đào tạo, tiền ăn học. Từ chuyến đi tới Nhật Bản, ông Dung đánh giá các nghiệp đoàn, doanh nghiệp đã chăm lo tốt nơi ăn, chốn ở, công việc tại công xưởng, doanh nghiệp lớn cho thanh niên Việt Nam.
Theo chính sách chung của Nhà nước và chương trình IM Japan, các thực tập sinh được hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thưởng lễ Tết, tổ chức sinh nhật…
"Các doanh nghiệp, nghiệp đoàn còn tạo điều kiện cho các em có nguồn thu nhập", ông Dung cho hay.
Qua nắm bắt sơ bộ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay nhiều thực tập sinh về nước đã thành công trong việc mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp phát triển kinh tế địa phương, truyền lửa cho các bạn khác tiếp tục thực tập và làm việc tại nước ngoài.
Bộ trưởng Dung cũng cho biết thời gian tới Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ ký với IM Japan chương trình mới với "số lượng nhiều hơn, yêu cầu cao hơn nhưng tinh thần là theo hướng phi lợi nhuận, tất cả vì thanh niên".
Bộ trưởng mong muốn bản ghi nhớ sẽ có hiệu quả, tạo điều kiện để người lao động Việt Nam sinh sống, phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản.